Con số 7 được coi là con số may mắn của nhiền nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới. Ở mỗi nền văn hóa, con số 7 lại mang những ý nghĩa khác nhau và ẩn chứa nhiều bí ẩn.
Cùng tìm hiểu sức mạnh của con số 7 trong quan niệm của Kinh thánh, đạo Hindu…
1. Kinh Thánh
Nhắc đến sự kì bí và những truyền thuyết về số 7 thì không thể không nói đến sự xuất hiện của số 7 trong đạo Thiên Chúa và Kinh Thánh. Số 7 xuất hiện rất nhiều lần đến nỗi nó trở thành một con số biểu tượng liên hệ chặt chẽ đến tín ngưỡng Thiên Chúa giáo.
Số 7 được sử dụng như một con số lý tưởng biểu thị sự hoàn thiện hay hoàn hảo về cả linh hồn lẫn thể xác. Chúa được khắc họa với 7 tia sáng ở giữa 6 tia sáng tạo. Đức chúa trời đã mất 7 ngày để sáng tạo nên vũ trụ.
Eva cũng được tạo ra từ xương sườn thứ 7 của Adam trong khi đó Adam được “tạo ra” vào ngày 7/10 (ngày đầu tiên của Tishri – tháng 7 theo lịch Do Thái).
Ý nghĩa đặc biệt của số 7 được tìm thấy thông qua sự xuất hiện dày đặc trong Kinh Thánh. Kinh Thánh ban đầu được chia thành 7 phần chính và tổng số lượng sách ban đầu là 49 – bội số của 7.
Nó thể hiện của hoàn hảo tuyệt đối của những lời của Chúa. Số 7 được sử dụng 55 lần riêng trong sách Khải Huyền và cũng là con số của sự thay đổi sau một chu kì hay sự đổi mới tích cực.
Những yếu tố của Kinh Thánh gắn liền với số 7 có thể kể ra như: bảy người trong Hội Thánh đầu tiên, bảy kèn, bảy đôi mắt, bảy đại tội, bảy bí tích, bảy lần Naaman tắm ở sông Jordan, 7 ngày sáng tạo của Chúa…
2. Đạo Hindu
Số 7 trong quan niệm của những người theo đạo Hindu tượng trưng cho Trái đất. Thánh kinh của đạo Hindu tuyên bố rằng, Trái đất là một trong số 14 hành tinh tồn tại, chúng nằm ở các vị trí cao thấp khác nhau.
Theo đó thì Trái đất nằm ở vị trí chính giữa với 7 hành tinh ở trên và 7 hành tinh nằm bên dưới (bao gồm cả hành tinh số 0 – hành tinh không được biết đến).
Bảy hành tinh phía trên tương ứng với 7 “thế giới” khác nhau trong đạo Hindu: mặt đất thế giới của con người, không khí thế giới của các vì sao, thiên đường trên trời thế giới của chúa, thế giới của các sinh vật lộng lẫy, thế giới của các vị thần, thế giới của linh hồn thuần khiết và thế giới của sự thật.
Bảy hành tinh này cũng tương ứng với 7 trường ý thức hay vỏ của cơ thể người. 7 hành tinh phía dưới là nơi cư ngụ của ma quỷ và thế lực bóng tối.
Thần lửa Agni.
Số 7 xuất hiện rất nhiều trong kinh Hindu. Thần lửa Agni được miêu tả với 7 bàn tay và bảy ngọn lửa – tương ứng với những phần của cơ thể người và 7 nguồn năng lượng sẽ thức tỉnh trong quá trình thực hành tâm linh của con người. Không chỉ vậy, Surya – vị Thần Mặt trời cũng cưỡi một cỗ xe có 7 con ngựa.
Hình ảnh một đám cưới của người Hindu.
Số 7 cũng có ý nghĩa quan trọng trong đám cưới của người Hindu. Cặp đôi mới cưới thường phải đi 7 bước vòng quanh một đám lửa. Theo truyền thống, khi đã cưới thì mối nhân duyên giữa 2 người sẽ kéo dài đến 7 kiếp. Có thể thấy, số 7 ở đây phần nào tượng trưng cho sự lâu bền của tình yêu.
3. Đạo Phật
Theo đạo Phật, con số 7 mang ý nghĩa to lớn. Nó được coi là con số đi lên (số PHẤT) vì khi sinh ra, Đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đóa hoa sen. Đến khi chết, con người bị đày xuống 7 tầng địa ngục và để cúng cho người đã mất người ta lấy bội số của 7 là 49 ngày.
4. Trung Quốc
Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, số 7 đại diện cho sự kết hợp của Yin, Yang (tạm dịch: Âm – Dương) và 5 nguyên tố căn bản của tự nhiên. Sự kết hợp này được coi là một sự hài hòa tuyệt hảo trong tư tưởng của Khổng giáo. Trong khi đó, theo tư tưởng của Lão giáo thì số 7 đại diện cho “Tao”, có sự liên hệ chặt chẽ với lòng tốt và cái đẹp.
Ngưu Lang Chức Nữ có cơ hội được gặp mặt trên cây cầu Ô thước vào ngày 7/7.
Số 7 được sử dụng rộng rãi trong văn hóa Trung Quốc cổ đại, ví dụ như 7 kho báu trong Kinh Phật, ngày lễ Thất tịch 7/7 hàng năm khi mà Ngưu Lang Chức Nữ có cơ hội được gặp mặt trên cây cầu Ô Thước. Câu nói “làm được một bài thơ trong bảy bước đi” cũng được sử dụng để ám chỉ sự nhanh nhẹn của một người thời xưa…
Bên cạnh những ý nghĩa tích cực thì số 7 cũng bị coi là một con số không may mắn. Về một mặt nào đó, con số này tượng trưng cho sự bỏ rơi và tức giận, hay kể cả cái chết.
Diêm Vương cai quản địa ngục sẽ mở cửa Quỷ môn quan tháng 7 hàng năm.
Tháng 7 trong lịch âm thường được gọi là “tháng cô hồn” vì người ta tin rằng, đây là quãng thời gian mà cửa địa ngục mở ra cho những linh hồn đến với thế giới người sống.
5. Nhật Bản
Giống như nhiều nước trên thế giới, số 7 được coi là một con số may mắn ở Nhật Bản. Niềm tin này phát triển từ nền văn hóa và tôn giáo của đất nước chứ không phải chỉ là một trào lưu được truyền vào từ những nước khác.
Là một quốc gia mà người dân đa số theo Phật giáo, số 7 có ý nghĩa khá quan trọng trong đời sống tâm linh của người Nhật. Theo Phật giáo, một người có thể được tái sinh 7 lần trước khi vào được cõi Niết Bàn. Hình tượng biểu tượng của con số 7 này có thể được coi là điểm gốc của hình tượng con số 7 trong văn hóa Nhật.
Biểu tượng may mắn của số 7 trong văn hóa Nhật là “7 vị thần may mắn”.
Một biểu tượng may mắn của số 7 trong văn hóa Nhật là “7 vị thần may mắn”. Theo đó, 7 vị thần này thường được miêu tả đang chèo trên một con thuyền đầy châu báu và sẽ cập bến vào ngày đầu năm mới.
Họ sẽ phân phát quà và sức khỏe đến những người thực sự xứng đáng. Những phong bao lì xì đầu năm thường có hình của 7 vị thần này, tượng trưng cho một năm may mắn và đầy tài lộc.
Trẻ em trong lễ hội 7-5-3 đến chùa cầu may.
Số 7 cũng gắn liền với lễ kỉ niệm sự sống và cái chết của con người. Người Nhật thường tổ chức lễ mừng 7 ngày sau sinh của trẻ con. Ngược lại, người ta cũng cho rằng bảy ngày là khoảng thời gian cần thiết để linh hồn người chết về với cõi âm. Nhiều lễ hội của Nhật cũng được tổ chức liên quan đến số 7 như ngày lễ 7-5-3 của trẻ con hay lễ Tanabata vào 7/7.